Bảng Tin Thị Trường Ngày 1/3: Vàng Biến Động Dữ Dội Trước Giờ Đàm Phán
Tỷ giá USD tăng trước bối cảnh các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản an toàn. Sau khi phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Do nước này tiến hành cuộc xâm lược Ukraine.
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tăng 0,07% lên 96,685 ghi nhận lúc 06h55 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD giảm 0,08% xuống 1,1210. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,01% xuống 1,3418.
Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,03% lên 115,03.
Tỷ giá USD thế giới tăng nhẹ
Các cường quốc phương Tây đã tạo áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách chặn một số ngân hàng lớn của Nga sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu vào cuối tuần qua.
Theo các nhà phân tích của Credit Suisse, việc bị loại trừ khỏi SWIFT sẽ dẫn đến việc bỏ lỡ các khoản thanh toán và thấu chi khổng lồ. Điều này có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương, và đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tăng cường thanh khoản để bù đắp các khoản thanh toán bị bỏ lỡ.
Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã công bố các biện pháp đóng băng hơn một nửa quy mô dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga. Động thái này dẫn đến việc các nhà giao dịch chuyển hướng đầu tư sang đồng bạc xanh vốn được coi là tiền tệ dự trữ của toàn cầu và có tính thanh khoản cao nhất.
Trong khi đó, đồng rouble giảm mạnh so với đồng USD, buộc ngân hàng trung ương Nga phải tăng lãi suất cơ bản lên 20% từ mức 9,5%. JPMorgan nhận định nền kinh tế Nga có thể sẽ giảm 20% trong quý II và khoảng 3,5% trong cả năm do các biện pháp trừng phạt tăng cường từ phương Tây.
Các nhà đầu tư đang chờ đơi những phát biểu về tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào thứ Tư (2/3) và trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào thứ Năm (3/3).
Giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước hôm nay ngày 1/3 của những công ty, tập đoàn uy tín tại Việt Nam.
Giá vàng tại SJC mua vào 65.250.000/lượng (tăng 150.000/lượng), bán ra 66.000.000/lượng (tăng 100.000/lượng). Mức chênh lệch mua vào bán ra là 900.000/lượng.
Tại PNJ, giá vàng mua vào bán ra lần lượt là 65.250.000/lượng (tăng 300.000/lượng) và 66.000.000/lượng (tăng 50.000/lượng). Chênh lệch mua bán là 750.000/lượng.
Tại DOJI, giá vàng niêm yết ở mức mua vào 65.000.000/lượng (tăng 200.000/lượng), bán ra – 65.900.000/lượng. Biên độ mua bán là 900.000/lượng.
Tập đoàn Phú Quý mua vào ở mức 65.100.000/lượng (tăng 250.000/lượng), bán ra ở mức 66.000.000/lượng (tăng 300.000/lượng). Chênh lệch mua vào bán ra là 900.000/lượng.
Giá vàng tại Giao Thủy giá mua về mức 51.000.000/lượng, trong khi chiều bán về mức 51.300.000/lượng. Biên độ chênh lệch mua bán là 300.000/lượng.
Bên cạnh đó tại Bảo Tín giá mua ở mức 65.120.000/lượng (tăng 260.000/lượng), bán ra 66.030.000/lượng (tăng 290.000/lượng). Chênh lệch mua vào bán ra là 910.000/lượng.
Khi đó thì Mi Hồng có giá mua vào là 65.300.000/lượng, bán ra 66.000.000/lượng (tăng 100.000/lượng). Chênh lệnh mua bán là 700.000/lượng.
Ở ngân hàng Eximbank thì có giá mua là 65.400.000/lượng, bán ra 65.900.000/lượng. Biên độ chênh lệch giữa mua và bán là 500.000/lượng.
Giá vàng thế giới
Vàng thế giới di chuyển trong biên 1920-1890 vào hôm qua. Sau khi có “GAP Tăng” khi mở phiên lên 1920 thì Vàng đã nhanh chóng suy giảm trở lại. Hôm qua thì Nga-Ukraina cũng có cuộc đàm phán. Các bên sẽ quay lại đàm phán và tổ chức vòng đàm phán tiếp theo trong thời gian tới. Đây là tín hiệu có phần tích cực cho thấy 2 bên có thể tìm ra điểm chung để gỡ thế bế tắc.
Về cơ bản thì cuộc đàm phán Nga-Ukraina hôm qua không đạt được kết quả như mong đợi nhưng đã thu được một số tín hiệu. Phía Nga Yêu cầu Ukraine công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea, phi quân sự hóa Ukraine và duy trì tình trạng trung lập của Ukraine. Hai bên trong vòng đàm phán đầu tiên đã tìm ra những điểm đồng thuận chính trong tương lai. Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine dự kiến sẽ được tổ chức tại khu vực biên giới Belarus-Ba Lan vào ngày 2/3.
Sau khi kết thúc cuộc đàm phán Nga-Ukraina thì cuộc chiến giữa Nga-Ukraina vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, thị trường đã không phản ứng quá nhiều. Nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc đàm phán tiếp theo giữa Nga-Ukraina vào ngày mai.
Ngoài căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraina cần phải theo dõi. Thì nhà đầu tư cũng nên chú ý đến các dữ liệu kinh tế từ Hoa Kỳ được lên lịch công bố trong tuần đầu tiên của tháng như PMI Sản xuất, PMI dịch vụ, bảng lương ADP, Bảng lương Nonfarm….
Giá xăng dầu trong nước
Chiều ngày 21/2, Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện giảm mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 21/2.
Giá dầu thế giới
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 4,48% lên 95,69 USD/thùng lúc 4h20 (giờ Việt Nam) ngày 1/3. Giá dầu thô Brent giao tháng 5 cũng tăng 4,1% lên 97,96 USD/thùng.
Giá dầu thô tăng vọt trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (28/2). Sau khi các đồng minh phương Tây áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Khi đã chặn một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu. Điều đó thể gây ra gián đoạn nghiêm trọng đối với hoạt động xuất khẩu dầu của nước này.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 3,41% lên 97,26 USD/thùng. Giá hợp đồng giao tháng 3 còn tăng 3,1% lên 100,99 USD, sau khi lên tới 105,07 USD vào đầu phiên.
Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 4,5% lên 95,72 USD. Đầu phiên có thời điểm giá lên tới 99,1 USD.
Ông Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch and Associates ở Galena, Illinois, nhận định thị trường dầu mỏ toàn cầu vốn đã thắt chặt có thể trở nên chặt chẽ hơn sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào tuần trước.
Nga đang phải đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng trong hoạt động xuất khẩu của tất cả mặt hàng từ dầu mỏ đến ngũ cốc, sau khi các quốc gia phương Tây áp đặt thêm biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moscow và cắt một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Chứng khoán trong nước
Dòng tiền thông minh 1/3: NĐT cá nhân mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng phiên điều chỉnh, tập trung gom cổ phiếu thép.
Chuyển động dòng tiền thông minh trong phiên 28/2 xoay quanh cổ phiếu thép. Đây là nhóm chịu áp lực xả lớn nhất từ tổ chức trong nước và NĐT ngoại. Đồng thời cũng là nhóm được NĐT cá nhân gom ròng mạnh nhất.
VN-Index khởi động phiên giao dịch đầu tuần trong tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Gần như xuyên suốt thời gian trong ngày, chỉ số chính sàn HOSE chỉ giao dịch trong vùng giá đỏ. Hai nhóm vốn hóa lớn nhất là ngân hàng và bất động sản chìm trong sắc đỏ, ảnh hưởng chung lên tâm lý toàn thị trường.
Như vậy, đây là phiên thứ 3 liên tiếp VN-Index đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, thể hiện tâm lý nhà đầu tư vẫn khá lo ngại trước những căng thẳng chính trị tại châu Âu và rủi ro vĩ mô.
Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.490 điểm, giảm 8,8 điểm, tương ứng giảm 0,6%, so với phiên giao dịch ngày hôm trước.
Tuy là phiên giảm điểm, nhưng phiên giao dịch hôm nay ghi nhận sự thăng hoa của 3 nhóm ngành gồm phân bón, dầu khí và thép khi DCM, DPM, SFG, PVS, PET, HSG, NKG, SMC đều tăng kịch trần. Trong khi đó, cổ phiếu xây dựng và bán lẻ lại phân hóa với các mã tăng/giảm khá mạnh khác nhau.
Chứng khoán quốc tế
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 28/2 phân hóa rõ rệt khi nhà đầu tư tiếp tục dõi theo cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Chỉ số Dow Jones sa sút trong khi Nasdaq đóng cửa trong sắc xanh.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 166 điểm, tương đương 0,49%, và kết phiên ở 33.892 điểm. Ở đáy của ngày, chỉ số blue chip này mất tới gần 600 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng đóng cửa giảm 0,24%.
Ngược lại, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,41% lên 13.751 điểm trong phiên cuối cùng của tháng 2. Biểu đồ dưới đây cho thấy, đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của Nasdaq kể từ đáy hôm 23/2.
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động mạnh trong lúc cuộc xung đột Nga – Ukraine tiếp tục diễn ra căng thẳng. Chiến sự nổ ra ác liệt tại nhiều thành phố lớn, quân Ukraine vẫn giữ được thủ đô Kiev và thành phố lớn thứ 2 là Kharkiv.
Tuy nhiên, quân đội Nga đang tập hợp một lực lượng lớn để chuẩn bị cho đợt tấn công tiếp theo. Các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy một đoàn xe tăng, thiết giáp và các loại xe quân sự khác của Nga dài 5 km ở gần Kiev.
Ngày 28/2, quan chức cấp cao từ cả hai nước đã gặp nhau tại thành phố Gomel gần biên giới Ukraine – Belarus. Sau 5 giờ đàm phán, hai bên không đạt được tiến triển nào đáng kể.
Ngoại tệ
Sáng ngày 1/3 theo giờ Việt Nam, trên thị trường quốc tế, USD index đạt 96.830, tăng 0.140 điểm, tương đương tăng 0.14%.
Ông Vladimir Medinsky, trưởng đoàn đàm phán của Nga, cho biết hai bên “tìm được một số điểm có thể đạt được đồng thuận trong tương lai” và đồng ý sẽ tiếp tục thương lượng.
“Cuộc gặp tiếp theo sẽ diễn ra trong vài ngày tới ở gần biên giới Ba Lan – Belarus. Chúng tôi đã đồng ý như vậy”, ông Medinsky nói.
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, không cung cấp nhiều thông tin, chỉ nói rằng cuộc đàm phán vừa qua tập trung vào khả năng hai bên ngừng bắn và cuộc gặp thứ 2 có thể diễn ra “trong tương lai gần”.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tiếp tục đi xuống. Đồng nghĩa với giá tăng do nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn của nhà đầu tư.
Ngày 28/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.140 VND/USD. Giảm 6 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua.
Tỷ giá bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN ở mức 22.550 – 23.050 VND/USD.
Giá mua USD tại các ngân hàng hiện nằm trong khoảng 22.640 – 22.710 VND/USD. Còn khoảng bán ra ở mức 22.910 – 23.080 VND/USD.
Trên thị trường “chợ đen”, đồng USD được giao dịch ở mức 23.450 – 23.500 VND/USD.