Tăng Trưởng GDP Việt Nam Năm 2020
IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 thêm 0,8 điểm phần trăm so với công bố một tháng trước lên 2,4%, và sự tăng trưởng GDP là một điểm nhấn quan trọng.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khảo sát GDP Việt Nam năm 2020
Kết thúc đợt tham vấn trực tuyến từ 15/10 đến 13/11 với Việt Nam về GDP năm 2020. Bà Era Dabla Norris, Trưởng phái đoàn Điều IV Vụ châu Á – Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, nhờ kiểm soát được Covid-19. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức 2,4%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Hồi tháng 10, IMF đã đưa ra nhận định Việt Nam có thể tăng trưởng 1,6%. Thuộc số ít quốc gia trên thế giới được dự báo tăng trưởng dương.
Theo bà Era Dabla Norris, những chính sách củng cố tài khoá thận trọng trong quá khứ. Tạo nên điều kiện cho Việt Nam triển khai được những biện pháp ứng phó. Các chính sách tài khoá chủ yếu đi theo hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ và giảm căng thẳng tài chính tạm thời của Ngân hàng Nhà nước đã giúp giảm áp lực thanh khoản. Hạ thấp chi phí nguồn vốn và đảm bảo tín dụng tiếp tục lưu thông.
Đại diện IMF cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2020 với GDP đạt 6,5%, lạm phát ở mức 4%.
Đối mặt nhiều thách thức
Tuy vậy, triển vọng trên vẫn còn đối mặt với nhiều khả năng bùng phát Covid-19 trở lại. Khiến quá trình phục hồi chậm chạp, căng thẳng thương mại diễn ra, khu vực doanh nghiệp gặp khó khăn… Những điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và phá sản. Gây nên tình trạng căng thẳng trên thị trường lao động và khu vực ngân hàng.
Những bất trắc này khiến việc linh hoạt điều chỉnh quy mô, cơ cấu hỗ trợ chính sách sẽ trở nên rất quan trọng. Trong đó, chính sách tài khoá phải đóng vai trò lớn hơn, theo bà Era Dabla Norris.
Đại diện IMF cho rằng, trong năm nay, thâm hụt tài khoá nhiều khả năng sẽ nới rộng do thu ngân sách giảm, chi hỗ trợ bằng tiền và chi đầu tư tăng. Do vậy, trong ngắn hạn, hỗ trợ tài khoá nên tập trung vào công tác triển khai. Còn trung và dài hạn cần tập trung vào huy động nguồn thu cho các dự án hạ tầng xanh, hiệu quả. Đồng thời tăng cường các hệ thống an sinh xã hội và đảm bảo bền vững nợ công. Từ đó tăng GDP của Việt Nam trong năm 2020.
“Chính sách tiền tệ nên tiếp tục mang tính hỗ trợ trong ngắn hạn. Một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giảm bớt nhu cầu tích lũy các đệm dự trữ. Tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh khi môi trường bên ngoài trở nên khó khăn hơn”, bà nói.
Tương lai nhiều tiềm năng phát triển
Theo IMF, Ngân hàng Nhà nước đã cân bằng giữa việc hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và đảm bảo khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng. Việc giám sát chặt chẽ những rủi ro trong hệ thống ngân hàng vẫn là yêu cầu thiết yếu. Khi mà các đệm vốn của ngân hàng vẫn còn thấp hơn ngân hàng tại các nước ngang hàng trong khu vực và triển vọng kinh tế vẫn còn nhiều bất trắc đè năng lên GDP Việt Nam trong năm 2020.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần củng cố hơn nữa tình hình vốn của các ngân hàng và phát triển thị trường vốn để nâng cao sức chống chịu về tài chính, thúc đẩy huy động vốn dài hạn.
Ngoài ra, IMF lưu ý Việt Nam ưu tiên cho việc giảm gánh nặng với các doanh nghiệp tư nhân. Cải thiện tiếp cận đất đai và nguồn lực tài chính, đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc thiết lập cơ chế phá sản riêng kịp thời và nhanh gọn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giúp khơi thông được nguồn vốn và hạn chế những trường hợp thanh lý phá sản không cần thiết. Mặt khác, giảm sự mất cân đối giữa cung và cầu kỹ năng lao động. Tăng cường tiếp cận công nghệ và nguồn vốn con người cũng sẽ giúp thúc đẩy năng suất lao động.
Báo cáo về Việt Nam sẽ được IMF thảo luận vào tháng 1/2021.